I.
Tôi nhớ có ai đó đã từng nói với tôi rằng điều làm cho con người ta sợ hãi một điều gì đó hoặc một ai đó là bởi họ không hiểu rõ về sự việc ấy, về điều đó hoặc về những con người đó. Sự mơ hồ, định kiến chính là ngọn nguồn của tất cả những sự sợ hãi và chính từ sợ hãi chúng ta sẽ lại sản sinh ra định kiến.
Vậy còn trẻ con thì sao? Dưới con mắt của một đứa trẻ, có sự việc nào thật sự sáng tỏ, có câu chuyện nào thật sự rõ ràng và có con người thật sự dễ hiểu. Khó mà nói chúng ta có thẻ biết được rằng đằng sau những đôi mắt hồn nhiên ấy; sự vật, sự việc hoặc hình ảnh của những con người đang hiện diện trước những đứa trẻ ấy sẽ được phản chiếu thế nào trong tâm trí và tiềm thức của chúng. Rồi còn những lời nói chúng được nghe hằng ngày, những hành động chúng được chứng kiển và cả những cử chỉ và ánh mắt chúng cảm nhận được; tất cả sẽ được phản chiếu thế nào trong trí óc chúng nhỉ? Đó là câu hỏi mà tôi luôn tò mò.
Tôi luôn nghĩ rằng, trẻ con là những cá thể sống độc lập với những cách tư duy và suy nghĩ độc lập y hệt như người lớn vậy. Chúng có thể tự suy nghĩ và chìm đắm trong thế giới của mình cũng như người lớn chúng ta vẫn thường làm vậy. Chỉ có người lớn là thường hay quên mất rằng, trẻ con cũng biết tự suy nghĩ theo cách mà chúng "muốn". Chúng ta, những người lớn vẫn thường "tự cho mình cái quyền" hiểu được những đứa trẻ đó cần cái gì, muốn cái gì và cái gì cho tốt cho chúng mà chúng ta đã quên đi hoặc cố tình quên đi là tự bản thân chúng, chúng tự biết mình muốn cái gì, thích cái gì và cảm thấy cái gì là tốt cho chúng; chỉ có một điều, suy nghĩ của những đứa trẻ không giống người lớn chúng ta mà thôi. Thế là chúng ta vô tình đưa những định kiến của chính mình vào cách suy nghĩ của trẻ con và tự cho rằng đó là những "suy nghĩ đúng đắn và tốt nhất" cho chúng. Nhưng chúng ta thì biết được cái gì chứ?
Tôi đã từng chứng kiến khá nhiều các bậc cha mẹ đã đưa vào tâm trí của những đứa con của mình những định kiến về cuộc đời, xã hội từ khi chúng còn chưa hiêu hết đầy đủ ý nghĩa của những cụm từ chúng đang được nghe thấy. Những lúc như vậy, tôi chỉ ngồi im và thầm nghĩ; thật cay đắng làm sao, một đứa trẻ nữa phải sống trong cái định kiến của ba mẹ chúng suột một quãng đời sau này. Có thể lớn lên, chúng sẽ thay đổi, sẽ khác và sẽ không đi theo những con đường mà cha mẹ chúng vạch ra. Nhưng có được bao nhiêu đứa đủ can đảm để làm thế? Tôi chỉ ước ao, khi mình có con, tôi có thể đủ kiên nhẫn để có thể chỉ lắng nghe nó nói, theo dõi những việc nó làm và cuối cùng là ôm chầm lấy nó và nói cho nó biết, nó tuyệt vời đến thế nào. Nhưng e là làm việc đó thật khó vì tôi chẳng phải là thánh.
II.
Đã có lần tôi viết về sự khác biệt giữa con người và con người với nhau. Có những người cứ như những con thiêu thân lao vào ngọn lửa gọi là "sự khác biệt để khẳng định chính mình"; thậm chí, đôi lúc tôi thấy mình cũng làm y hệt như vậy; gồng mình lên để cố gắng trở thành một ai đó "thật sự khác biệt". Nhưng co lẽ tôi đã quên mất rằng, ngay từ cái thời điểm tôi được sinh ra, tôi đã khác biệt. Tôi chỉ là tôi, là con của ba mẹ tôi và chỉ có một thằng tôi trên cõi đời này, đó đã là khác biệt và đó là sự độc nhất, tuyệt vời nhất mà cuộc sống ban tặng cho tôi; vậy thì tôi còn phải đi tìm cái gì nữa đây? Tôi phải gồng người lên vì cái gì nữa đây? Con người quả thật là tham lam phải không?
Có những sự khác biệt mà không ai cũng muốn mang vào trong mình bởi đi cùng với nó là sự đơn độc và ghẻ lạnh. Nhưng số phận chẳng bao giờ dễ dàng với bất kỳ ai bởi đơn giản, mỗi con người đã là một phần tử riêng biệt của cái cuộc đời này rồi. Ai cũng phải trải qua những giai đoạn đó, đơn độc vì khác biết và đó cũng có thể gọi là sự trưởng thành; theo quan niệm của riêng tôi.
Có những nguồi luôn khao khát hạ người khác xuống để tôn lên cái gí trị khác biệt của mình. Họ hết làm cái này đến cái khác với chỉ một mục đích duy nhất, chứng tỏ cho cả thế giới biết cái điều mà cả thế giớ đã biết tự lâu, họ.là.kẻ.khác.biệt. Nhưng họ cũng quên mất rằng chúng ta chỉ là hai con người. Chẳng có mấy rào cản ngăn cách chúng ta. Không nhiều như họ nghĩ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét