31.7.13

Những ngày rực rỡ (1)



1.
Ở căn nhà tôi đang sống tạm có một cái cửa sổ, từ đấy nhìn xuống đường võ mỗi buổi đêm đều dễ dàng khiến người ta liên tưởng đến một cảnh nào đó trong một bộ phim nào đó, có thể phim đó sẽ nói về kẻ điên đứng nhìn sự đời trên căn gác nhỏ chăng? (Cười)
Những buổi sáng nhìn ánh nắng chiếu qua khung cửa này cũng làm tôi có một cảm giác thoải mái, không rõ nguyên do. Tôi thèm được mua ngay một chiếc ghế sofa thật êm, ngồi trên đấy, mắt lim dim và đắm mình trong ánh nắng.

23.7.13

Sài Gòn, những ngày mưa (1)

1.
Sài Gòn của những ngày mưa dễ làm cho người ta thẫn thờ suy nghĩ. Có những chiều cuối tuần tôi đứng lặng người chỉ để nhìn mưa rơi và suy nghĩ về cuộc sống, về những mối quan hệ và cả về tương lai ở phía trước. Có những câu hỏi tôi có thể trả lời, lại có những câu hỏi khiến tôi lại phải đặt cho mình những câu hỏi khác, nhưng một vòng luẩn quẩn không dứt, thật buồn cười, nó lại giống như cách tôi nhìn về cuộc sống. Những vòng luẩn quẩn...

2.
Tôi vẫn thường nghĩ về những điều tốt đẹp và lấy đó là nguồn động viên cho những gì mình đã, đang và sẽ làm. Tôi tin tưởng vào đạo đức và nhân quả. Nhưng, tại sao tôi vẫn cảm thấy lồng ngực như muốn vỡ tan, tim tôi muốn thắt lại và chỉ muốn ngửa mặt lên trời và chửi thề khi đọc được những tin tức về những đứa trẻ ở tỉnh thành xa xôi phải chết vì những liều vacxin, thứ đáng lý ra phải là liều thuốc ngăn chặn bệnh tật để những đứa trẻ ấy có được một tương lai tốt đẹp hơn.

17.7.13

[Campaign Review] Dumb ways to die

Trong năm 2012, có một chiến dịch Integrated marketing mà tôi cực kỳ ưa thích là chiến dịch "Dumb Ways to Die" do agency McCANN MELBOURNE thực hiện theo yêu cầu Metro Train tại Úc. Tính đến thời điểm này, đây là một trong những chiến dịch marketing dành cho khối dịch vụ công thành công nhất trong lịch sử ngành truyền thông và marketing.

Lý do lớn nhất khiến tôi ưa thích chiến dịch này nằm ở việc biến những cảnh báo tưởng chừng khô khan về việc giữ gìn an toàn tính mạng của thanh niên Úc tại các khu vực tàu điện ngầm Metro thành một thông điệp truyền thông thú vị, thu hút và được thực hiện nhất quán trên các nền tảng khác nhau. Theo tôi, đây có thể cũng có thể là lý do mà "Dumb Ways to Die" đã dành đến 5 giải thưởng ở hạng mục Grand Prix PR, Direct, Radio, Integrated và Film tại Liên hoan Cannes Lions 2013.

Hãy cùng nhìn lại những thành công mà "Dumb Ways to Die" đã đạt được nhé:



- Video clip hoạt hình "Dumb ways to Die" được upload lên Youtube và trở thành hiện tượng với 24 triệu lượt xem trong tuần đầu tiên được chia sẻ. Tin tức về video clip được giới thiệu trên khắp các đài truyền hình của Úc.

15.7.13

Thời đại của thông tin


1.

Sài Gòn những ngày mưa làm tôi suy nghĩ nhiều về sự gấp rút. Tôi thường có thói quen chạy xe nhanh khi trời mưa, vẫn biết đây là một thói quen xấu, nhưng dường như cứ mỗi lúc trời đổ mưa, tôi vẫn mặc định nghĩ rằng nếu chạy nhanh hơn một chút thì tôi sẽ ít bị ướt hơn, và kết quả thì thường không giống như là tôi nghĩ.

Điều này, ở một phương diện nào đó cũng khiến tôi suy nghĩ nhiều về cách mọi người xunh quanh mình đang tiếp nhận dòng chảy thông tin dữ dội của kỷ nguyên số này. Mọi thứ đều gấp gáp, đều vội vã và đều phải "ngay lúc này". Thông tin cứ đến, được xử lý và được tiêu thụ với vận tốc ánh sáng, thậm chí việc tìm hiểu tính chính xác của một thông tin dường như là một thói quen xa xỉ đối với một số người trong những năm gần đây. Tất nhiên, việc chọn lựa tin vào một thông tin nào đó thường tự do bản thân mỗi người quyết định, có những thông tin sai rõ mười mươi mà vẫn có một vài cá nhân tin sái cổ thậm chí lập ra những entry trên blog, tạo status trên Facebook chỉ để bảo vệ cho những thông tin đó.

Thực tế trên khiến tôi suy nghĩ về việc chúng ta có tự hỏi mình rằng thông tin mà chúng ta chuẩn bị tiếp nhận nói về việc gì, nói về ai, thời gian xảy, địa điểm xuất hiện và nguyên nhân hoặc động cơ đằng sau những sự vật, sự việc ấy? Chỉ cần trả lời những câu hỏi trên là tự bản thân mỗi người đã có thể tự hình dung trong đầu về một bức tranh toàn cảnh và phần nào đoán được mục đích của bài viết, để từ đó có cho mình một nhận định; đủ đúng để không tin lấy tin để vào những tin tức "thối". Nói cho cùng, câu hỏi luôn có sẵn đó, người nào chủ động hỏi, người đó có được thông tin cần thiết. Chỉ vậy thôi.