16.9.12

Cho những ngày phía trước



1. Cố gắng luôn là một động từ mà không phải lúc nào mình cũng có thể sử dụng. Vấn đề không nằm ở ý thức có muốn cố gắng hay không mà bản thân mình có thật sự muốn cố gắng hay không? Ì luôn là một khái niệm mà bản thân chẳng muốn thừa nhận chút nào nhưng rốt cuộc, ở một thời điểm nào đó cũng phải nhìn nhận thẳng thắn với bản thân rằng mình đang có một độ "ì" nhất định. Thật là nguy hiểm quá!!!

2. Làm thế nào để hết "ì". Thay đổi môi trường sống? Thay đổi công việc? Thay đổi thói quen? Thay đổi? Công việc cũng đã thay đổi rồi. Thói quen đang vào dần một quỹ đạo khác. Liệu còn phải thay đổi môi trường sống? Có lẽ sớm thôi. Vẫn còn nhiều thứ phải suy nghĩ và nhiều thứ phải tính toán. Không phải cái gì muốn cũng có thể làm được; tuy nhiên mình vẫn luôn tin rằng, chỉ cần đúng thời điểm và có đủ quyết tâm, thì mình cũng sẽ dứt khoác được thôi.

3. Trong bước đường trưởng thành của mình, có những va chạm là không tránh khỏi. Xử lý thế nào lại là chuyện của mỗi cá nhân. Chẳng ai giống ai để có thể là một hình mẫu rõ ràng để người khác có thể nhìn vào đó mà sao y bản chính. Có những điểm tốt, những điểm dở và phải tự mỗi người tìm cách đối mặt với những điều đó mà thôi. Than thở là điều thường làm nhưng liệu rồi than thở có làm thay đổi được gì ngoài đem đến những suy nghĩ tiêu cực cho chính bản thân mình và làm mệt mỏi những người khác? Có lẽ mình đang làm mệt mỏi một số người chăng (tự cười). Có lẽ nên dừng lại.

4. Mình thấy nhiều người cứ râm rang về chuyện một người học giỏi chắc gì đã làm giỏi. Điều đó có thể đúng nhưng để học giỏi thì người ta đã phải bỏ ra nhiều tâm huyết, nổ lực và cả sự kiên trì. Đem những điều đó vào công việc thì mình tin chắc ai cũng sẽ thành công. Chỉ trừ một số ít học giỏi theo kiểu học vẹt và có sự thiên vị thì không nói. Còn lại học đã giỏi thì đa phần làm gì cũng có cách nhìn nhận và suy nghỉ đúng đắn và không mang tính chất phá hoại. Còn lại, cái kiểu nói: "tôi học không giỏi vì tôi không muốn học nhưng tôi có đầy đủ tố chất để làm giỏi" thì đa phần là ngụy biện cá nhân và ít nhiều chẳng có cái gì có thể kiểm chứng được cả. Cứ tự đặc mình vào vị trí của nhà tuyển dụng là tự hiểu thôi, có cả hàng trăm ngàn người ứng tuyển thì tiếu chí đầu tiên để loại bớt ứng cử viên là gì? Học giỏi đúng không? Chẳng có cách gì nhanh nhất hơn thế. Tất nhiên cái phần trăm người học giỏi làm được việc giỏi cao hơn gấp nhiều lần người học khá/dở mà làm giỏi. Bởi vậy đừng trách! Trách mình trước đã!

5. Nếu có ai vi phạm đến những gì thuộc về cá nhân và tung nó lên mạng thì việc đầu tiên của tui là đi kiện. Đi kiện tất cả những tờ báo nào trích dẫn và đăng lại những thông tin thuộc vào loại cá nhân đó (tất nhiên là phải có báo đăng mà cái việc này chắc cả trăm năm chưa có). Báo chí là "người" định hướng thông tin cho xã hội nhưng những thông tin thuộc tính chất cá nhân và cần sự thẩm định đúng sai và có vi phạm pháp luật hay không cần được kiểm chứng trước khi được chườm lên mặt báo. Không phải muốn đăng cái gì là đăng. Hay có lẽ ở nước ta, "báo chí" có cái quyền đó mà không sợ bị pháp luật sờ gáy?

6. Cuối tuần mà mưa thì chán thật, nhưng cũng chả sao, có thời gian ngủ và ngủ... Kiểu này chắc mập lên vài kg nữa quá.

(*): Hình được sử dụng để minh họa là một tác phẩm của Joel Robison với tựa đề là Air Mail

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét